Lịch ghi nhớ cá nhân

Âm lịch Việt Nam

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là gì? danh sách ngày Dương Công Kỵ

10210


Ngày Dương Công Kỵ Nhật là những ngày xấu nhất trong năm, khi làm việc đại sự cần tránh ngày này, đặc biệt là trong xây dựng hay khởi công làm nhà. Các bạn hãy tham khảo bài viết Dương Công Kỵ là ngày gì, tính như thế nào?

Đất nước Trung Hoa từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã có bách gia chư tử. Nhiều hệ tư tưởng, triết học, phương pháp và con đường trị quốc an dân được các nhà chính trị, tư tưởng đóng góp bồi đắp để nền Triết học ấy trở nên rực rỡ, muôn sắc màu. Trong góc độ học thuật cũng vậy, mỗi nhà đẩu số đóng góp công lao ít nhiều để nền tảng lý luận và phương pháp ứng dụng thực tiễn thêm ngày một phong phú, sâu sắc, đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh những phương pháp chọn ngày thông thường thì dương công kỵ nhật là những ngày rất đáng lưu tâm nhưng ít ai hiểu được bản chất vấn đề của những ngày này. Vì không hiểu nên cũng chỉ nói qua, cưỡi ngựa xem hoa, vận dụng máy móc mà không có sự nghiên cứu đào sâu tìm tòi bản chất của nó. Vậy ngày Dương Công Kỵ là gì, ý nghĩa ngày dương công kỵ nhật là gì, mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây.

Ngày dương công kỵ nhật là ngày gì?

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là một trong những ngày làm việc gì cũng cần chú ý, đề phòng xảy ra tai nạn, hiểm họa. Đặc biệt xây dựng, khởi công vào ngày Dương Công Kỵ thì không gặp hỏa hoạn cũng gặp tai nạn cưới hỏi, kết hôn thì vợ chồng không thuận hòa, dễ dẫn đến tan vỡ, li hôn.

Sinh vào ngày dương công kỵ nhật có ảnh hưởng gì không? Người sinh vào ngày này thì gặp vận số vất vả, lận đận, dù có cố gắng nhưng khó thành công. An táng ngày này thì con cháu chịu vận, đời sau đói nghèo. Nhận chức, tiến hành công việc mới vào ngày Dương Công Kỵ thì phá tặc đa sầu chủ về cách chức. Do vậy tuyệt đối không nên làm việc quan trọng gì vào ngày này để tránh hiểm họa, ảnh hưởng đến con cháu đời sau.

Khái niệm dương công kỵ nhật là gì?

Dương Công kỵ nhật nghĩa là gì? Đó là những kiêng kỵ mà một nhà đẩu số đáng tôn kính họ Dương khám phá, phát hiện ra và đưa vào ứng dụng trong thực tế. Ông thầy họ Dương này là ai? Trong giới học thuật đặc biệt là những người nghiên cứu Phong thủy không ai lạ lẫm với Dương Quân Tùng. Ông Dương Quân Tùng sống vào cuối đời nhà Đường (nhà Đường được thành lập năm 617, sụp đổ năm 916).

Thời kỳ nhà Đường là thời kỳ phồn thịnh, kinh tế, văn hóa phát triển vượt bậc, nhiều bài thơ Đường hiện nay vẫn được những người yêu thơ hết sức mến mộ. Với đặc thù về kinh tế văn hóa như vậy nó tạo điều kiện cho học thuật, Phong thủy, kiến trúc, xây dựng phát triển lên một tầm cao mới.

Dương Quân Tùng làm quan trong triều đình và nắm giữ chức vụ cao nhất trong cơ quan chiêm tinh, thiên văn, dự đoán của quốc gia. Khi triều Đường suy yếu, cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào bùng nổ, vì đoán trước vận số nhà Đường đã hết, nên ông mang theo những bộ sách quý gia về quê nghiên cứu.

Sau này ông sáng lập nên phái Phong thủy Loan đầu ở vùng Giang Tây, ông truyền dậy nhiều học trò, tham gia thực nghiệm và giúp đỡ việc xây dựng kiến thiết nhà cửa cho rất nhiều người.

Với tài năng của mình, ông giúp cho nhiều gia đình có vận khí tốt và kinh tế khá giả hơn nên vì thế người ta tôn ông là Dương Cứu Bần (nghĩa là ông thầy họ Dương cứu giúp người nghèo).

Dương Công kỵ nhật là những ngày xấu mà được Dương Quân Tùng khám phá và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Như vậy, khái niệm dương công kỵ nhật đã được sáng tỏ rõ ràng.

Cách tính ngày Dương Công Kỵ Nhật

Ngày dương công kỵ nhật hay chính là ngày Thất Hỏa Trư, được khởi đầu từ ngày Nguyên đán khởi tú Giác, dựa theo hai mươi tám tú thứ tự thuận số, ngày tú Thất trực, tức là ngày Dương công kị. Dù là tháng đủ hay tháng thiếu thì cứ 28 ngày là một vòng, bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 sẽ là ngày bác kị, mỗi tháng thoái tự 2 ngày, cuối cùng tháng Chạp là ngày 19, cộng mười ba ngày.

Ngày dương công kỵ nhật là ngày nào?

Các ngày dương công kỵ nhật theo cách tính trên gồm 13 ngày theo âm lịch hàng năm chính là ngày 13 tháng 1, ngày 11 tháng 2, ngày mùng 9 tháng 3, ngày mùng 7 tháng 4, ngày mùng 5 tháng 5, ngày mùng 3 tháng 6, ngày mùng 8, 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng 12.

Căn cứ vào điều trên thì ta thấy trong năm có 13 ngày cần phải kiêng kỵ. Mỗi tháng có 1 ngày kiêng kỵ riêng tháng 07 vì ứng với quẻ Bĩ trong Kinh Dịch, dương khí suy tàn, âm khí phát sinh và thịnh vượng nên trường khí xấu, có hai ngày đó là ngày 08 và 29 là kiêng kỵ.

Ngày 13 tháng giêng
Ngày 11 tháng Hai
Ngày 9 tháng Ba
Ngày 7 tháng Tư
Ngày 5 tháng Năm
Ngày 3 tháng Sáu
Ngày 8 , 29 tháng Bảy
Ngày 27 tháng Tám
Ngày 25 tháng Chín
Ngày 23 tháng Mười
Ngày 21 tháng Mười một
Ngày 19 tháng chạp

 

Nguồn: sưu tầm