Lịch ghi nhớ cá nhân

Âm lịch Việt Nam

Ngày Tam Nương

966


Có một số ngày kiêng kỵ làm tất cả các công việc, khi xét chúng ta thấy nó rất khoa học, hợp lý có những ngày chỉ dựa trên quan niệm dân gian. Ví dụ như ngày Tam nương không nên làm gì thì người ta kiêng kỵ

Trong phép chọn ngày tốt xấu có nhiều bậc tài năng hiền tuấn, cao minh bác nhã nghiên cứu đóng góp để tạo nên nền tảng lý luận và ứng dụng trong thực tiễn. Cụ thể những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực này như Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, Lý Thuần Phong và nhiều nhà lý số khác nữa, nỗi người bổ sung thêm những tinh hoa, giá trị và ngày càng hoàn thiện, kiện toàn phương pháp chọn ngày, chọn giờ.

Có một số ngày kiêng kỵ làm tất cả các công việc, khi xét thấy nó rất khoa học, hợp lý có những ngày chỉ dựa trên quan niệm dân gian. Ví dụ như ngày Tam Nương không nên làm gì thì người ta kiêng kỵ tất cả các công việc đại sự như cưới hỏi, về nhà mới nhập trạch,công việc,... xem xét bản chất nguồn gốc của ngày Tam Nương thì ta không thấy có cơ sở khoa học để kiêng kỵ việc gì, thế nhưng nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn ta sẽ thấy ý thức phản ánh thực tiễn khách quan, những gì được gi chép thường ít nhiều có tác dụng, không thế mà từ đời xưa đến đời nay vẫn được lưu truyền và sử dụng. Bạn có thể không kiêng ngày Tam Nương nhưng nếu bạn làm thầy mà chọn ngày này cho người khác rất có khả năng bạn sẽ bị đập tráp sau đó vài hôm, thậm chí ngay lập tức...vì người đời không cần biết đến những gì đằng sau nó có khả năng xảy ra hay không mà chỉ biết nó không tốt. Thế thôi!. Vậy ngày Tam Nương là gì? ngày Tam Nương là ngày nào, cách hóa giải ngày Tam Nương như thế nào thì ngay sau đây chúng ta sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây:

Nhắc lại nguồn gốc của ngày Tam Nương là gì để các quý vị biết thêm:

1. Nguồn gốc của ngày Tam Nương là như thế nào?

Ngày xưa thời kỳ nhà Hạ truyền đến đời vua Kiệt, vua Kiệt lập được nhiều công lao rồi cậy mình tài giỏi rồi nhân đó ông sa đà vào hưởng thụ trụy lạc, không còn quan tâm đến cuộc sống các bách tính, trăm họ, chính sự đổ nát, kinh tế tiêu điều, nhân dân khổ cực điêu đứng. Đặc biệt ông này say mê một người đàn bà tên là Muội Hỉ, bà này cùng ông vua Kiệt ngày đêm hoang phí, dâm đãng, phóng túng, tàn bạo trên của cải châu ngọc xương máu của nhân dân. Rồi vua Thành Thang nhà Thương dấy binh lật đổ triều Hạ.

Đến cuối đời Thương vua Trụ kế nghiệp, vốn là một ông vua có tài thao lược văn hay võ giỏi, có chiến công và thành quả xây dựng đất nước nhiều nhưng rồi ông kiêu ngạo hung hăng, ăn chơi sa đọa, tiếp bước của vua Kiệt nhà Hạ, ông này say mê một người cung phi tên là Đát Kỷ, bà Đát Kỷ này cũng rất ghê gớm, có sách viết rằng bà là một con hồ ly tinh hóa thân để mê hoặc vua Trụ, xui vua làm lắm điều sai quấy, bạo ngược, vô đạo. Có sách thì viết bà là lực lượng cài cắm của các chư hầu khác để phá hỏng nền chính trị của nhà Thương. Trụ vương cùng mỹ nhân ngày đêm truy hoan, bạo ngược, vô đạo, cuộc sống bách tính khổ cực nên vu Vũ nhà Chu hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân tiến quân tiêu diệt nhà Thương lập nên một triều đại mới là nhà Chu

Cuối đời Chu vua U vương là kẻ tàn bạo, ham nữ sắc, ông say mê bà Bao Tự khiến cho đất nước ngày càng suy tàn. Điển tích “Nghìn vàng mua một trận cười như không” ra đời ở thời kỳ này (Để hiểu rõ hơn về điển tích này các bạn nên đọc thêm tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long). Vì vua U vương tàn bạo nên Thân Hầu liên kết với quân Khuyển Nhung vào tàn phá kinh đô nhà Chu, U vương vị giết. Sau đó nhà Chu rời đô sang khu vực khác đánh dấu thời đại lịch sử Xuân Thu – Chiến Quốc hồn loạn, chia rẽ, tranh giành, chiến sự liên miên nổ ra

Ý nghĩa ngày Tam Nương hiểu theo nghĩa chiết tự nghĩa là ba bà, ba bà này chính là các bà Muội Hỷ, Đát Kỷ, Bao Tự, hay còn được gọi là Tam Nương và ba bà này được sử sách biết đến là ba tác giả dẫn đến sự sụp đổ của ba triều đại huy hoàng trong lịch sử Trung Quốc, và những ngày được người ta kiêng kỵ làm các việc đại sự như cưới xin, làm ăn... vào chính là ngày sinh và ngày mất của ba bà này. Cụ thể những ngày Tam Nương trong tháng là các ngày 03, 07, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Theo quan niệm dân gian thì từ ngàn đời nay người ta kiêng kỵ 6 ngày Tam Nương trong tháng. Ngẫm kỹ, việc kiêng kỵ này có nhiều giá trị đối với cuộc sống và tôi sẽ chỉ ra những giá trị của ngày Tam Nương:

Thứ nhất: Giá trị nhân văn của ngày Tam Nương là gì?

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong cuộc sống và ta không thể làm gì để thay đổi nó được. Học lịch sử không phải để mơ về những giấc mơ trong quá khứ mà thông qua những bài học về thành công và thất bại của tiền nhân mà ứng dụng trong hoàn cảnh thực tiễn, xây dựng cuộc sống ngày càng thành công hơn, tốt đẹp hơn

Sáu ngày kể trên là ngày sinh của ba bà hậu, về sau dân gian gọi đó là ngày Tam Nương, ba bà hậu phi liên quan đến ba ông vua, ba triều đại. Sự sụp đổ của ba triều đại trên do nhiều nguyên nhân, yếu tố nhưng nguyên nhân cơ bản là tai họa: “Vong quốc họa thủy”, cụm từ hán văn này có ý nghĩa sâu xa. “Họa thủy” là tai họa do nước nhưng thực tế đó không phải là nạn hồng thủy, thiên tai, bão lụt mà do hành Thủy trong ngũ hành, đức của Thủy là tính dâm đãng, đào hoa, nữ sắc, tiệc tùng, yến ẩm, tửu nhạc. Ba ông vua trên khi có công lao nên bản thân kiêu ngạo sa hoa, phạm nhiều sai lầm trong vấn đề điều hành đất nước mà dẫn đến tai họa đau thương cho bách tính, loạn lạc tứ tung, và sụp đổ cơ nghiệp

Vì vậy, kiêng chọn sáu ngày trên làm đại sự quan trọng để nhắc nhở những người sau nên biết khiêm tốn, chớ kiêu ngạo, lãng phí, chớ ham muốn nữ sắc, rượu bia, cờ bạc... mà để hư hỏng đại sự, tan cửa nát nhà. Vậy với câu hỏi ngày Tam Nương có cưới được không thì việc kiêng ba ngày trên mang giá trị giáo dục tư tưởng, nhắc nhở con người không phạm phải những sai lầm như các nhân vật lịch sử trên.

Thứ hai: ngày Tam Nương trong giá trị về tín ngưỡng tâm linh

Tục ngữ có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”. Mọi việc được chuẩn bị chu đáo từ bước đầu thì sau mới mong thành công vẻ vang được. Vì sau này trên là ngày sinh ngày mất của ba bà cung phi của các triều đại cũ, không phải nguyên nhân mất nước hoàn toàn do ba bà này nhưng khi nhắc đến ba bà này các từ khóa, khái niệm về sự thất bại, sụp đổ, đau thương, điêu đứng, khổ sở lại hiện lên trong tiềm thức mỗi người, vì thế nên không ai muốn sử dụng những ngày trên, người ta cố tình lãnh quên nó đi, như quên những ngày đen tối, đau thương trong dĩ vãng

Sách phong thủy Huyền không có viết về sát tinh Ngũ hoàng như sau: “Khi nhập trung cung, tức là vượng, là cát tinh lợi cả đinh lẫn tài, sự nghiệp phát triển, khi nó bay đến các hướng khác, sẽ biến thành sao đại hung, được gọi là Ngũ hoàng sát, Mậu Kỷ sát, là sát tinh lớn nhất thế gian. Nếu gặp Thái tuế hoặc Tam sát, Thất sát thì hung tướng phát tác, phạm phải thì hại người, hại của, nhẹ thì tai họa bệnh tật, nặng thì mất năm mạng người...” Ta lưu ý về sao Ngũ hoàng và ứng nghiệm mất năm mạng người, trong thực tế thì không chắc chắn mất năm mạng nhưng ý nói nhiều người qua đời cùng lúc, như vậy số biểu tượng cho vật, số lượng đối tượng bị thiệt hại ảnh hưởng. Như vậy thì những ngày trong tháng kể trên khi mà nó có liên quan đến điều xấu thì không một người nào muốn dùng

Người ta nói rằng: “Có khí ắt có tượng, có tượng ắt có vật”, nhiều sự việc chưa phát sinh, nguy cơ của nó còn tiềm ẩn, biểu hiện ra ngoài là một số dấu hiệu, căn cứ vào các dấu hiệu đó người ta sẽ biết được kết quả thực tiễn của sự việc sẽ diễn ra. Tôi chưa biết khi chuẩn bị tiến hành các việc lớn anh chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn liếng, con người, kế hoạch... đến đâu nhưng khi chọn được ngày không tốt, tâm lý anh không ổn định, lo lắng, hoang mang chắc chắn sẽ dẫn đến những hành động sai xót trong quá trình thự hiện. Có điển tích “chim sợ cành cong”, anh chưa làm việc mà anh đã lo lắng về sự thất bại, sụp đổ thì chắc chắn anh khó mà vượt qua được sự sợ hãi đó mà bứt phá thành công được

Như vậy đứng về giá trị tín ngưỡng, tâm linh, nhận thức thì ngày Tam Nương là gì đã gợi cho tất cả mọi người về một viễn cảnh, tương lai sụp đổ, thất bại nên chắc chắn nhiều người khó vượt qua áp lực tâm lý này mà giành được thành công vì vậy nó là những ngày không may mắn. Những người vượt qua được nỗi lo lắng, sợ hãi về nó thường có hai nhóm người. Thứ nhất bậc anh hùng: Họ luôn tự tin vào bản thân, không lo sợ thất bại. Giống như ông Lưu Bị khi được nhiều người xem tướng con ngựa Đích Lư mình cưỡi đều khuyên nên bỏ đi, đừng có dùng, nhưng ông chỉ cười và nói: “Con người ta họa phúc ở trời, một con ngựa làm sao hại được” và vẫn vui vẻ dùng nó. Thứ hai: Nhóm những người không biết, vô sư vô sách, vô thần vô thánh. Hai nhóm người này thì làm việc gì cũng không cần phải chọn ngày. Còn những người đã chọn ngày thì họ luôn ý thức về những ngày tốt xấu, rất quan trọng điều đó, giá trị tinh thần thường mạnh hơn cả giá trị trong thực tế cuộc sống vật chất.

Thứ ba: Giá trị từ việc đúc rút kinh nghiệm của ngày Tam Nương

Sách đã viết lại và lưu truyền tất có nguyên nhân của nó, thậm chí mấy đời sau vẫn như vậy, thì giá trị của nó không hề nhỏ, nếu vô giá trị thì nó đã bị mai một, lãng quên từ lâu. Trong thực tế, thường có người đó từng gặp thất bại nặng nề từ việc chọn ngày Tam Nương để bắt đầu hành sự, nhưng là việc xấu, người ta muốn quên đi nên không ai nhắc tới và ghi chép, họ chỉ biết, khi xem ngày Tam Nương thì nên tránh mà thôi

Trong thực tế, nếu bạn chọn những ngày Tam Nương cho ai đó thì khách hàng của bạn tất giãy nảy lên vì bất mãn với sự lựa chọn này, có người bị đập tráp, dẹp bỏ dịch vụ tư vấn và chuyện chọn ngày này sẽ được lưu truyền mãi. Đối với những người khách hàng, không ai tự mình biến mình thành chuột bạch để thử xem ngày Tam Nương có thực sự xấu hay là không, họ chỉ biết cần tránh ngày đó mà thôi

2. Cách tính ngày Tam nương

Trong tháng âm lịch là các ngày:
Mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27.

 

Nguồn: sưu tầm